5 Yếu tố chính của Student Journey Mapping trong ngành giáo dục

Tác Giả: Jacob Thomas

Bạn đang tìm cách thu hút nhiều sinh viên đến trường Đại học của bạn và tăng cường Tuyển sinh? Chúng ta sẽ bắt đầu với việc tạo ra trải nghiệm sinh viên hoàn hảo. Một trong những cách tốt nhất để tạo ra trải nghiệm tốt cho sinh viên là thông qua Student journey mapping (bản đồ hành trình sinh viên). Bên cạnh Student journey mapping thì việc phân khúc và xây dựng Persona sinh viên (Chân dung sinh viên) cũng góp phần quan trọng không kém trong việc thu hút thêm sinh viên. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu Student journey mapping là gì, tại sao nó lại quan trọng và làm thế nào để phát triển một Student journey mapping phù hợp cho trường Đại học của bạn. Chúng ta hãy cùng vào nhé!

Student journey mapping là gì?

Student journey mapping (Bản đồ hành trình của sinh viên) chỉ đơn giản là sự thể hiện trực quan của từng giai đoạn mà sinh viên thực hiện trước và sau khi đăng ký vào trường Đại học. Khi bạn hoàn thành xong Student journey mapping, bạn sẽ hiểu rõ hơn và có ý tưởng tốt hơn nhiều về đối tượng sinh viên mà bạn đang cố gắng tiếp cận cũng như trải nghiệm của những sinh viên đó khi tương tác với trường của bạn.

Student journey mapping như mở ra một cánh cửa giữa nhà trường và sinh viên. Nó cho phép nhà trường dễ dàng xác định bất kỳ điểm tương tác nào giữa trường học và sinh viên. Từ đó, nhà trường sẽ xác định được chính xác các biện pháp họ cần thực hiện để cải thiện trải nghiệm của sinh viên trở nên tốt hơn.

The 5 key elements of every student journey mapping

Tại sao Student journey mapping lại quan trọng?

Student journey mapping giúp cho các chuyên gia Đại học hiểu insight của sinh viên tương lai một cách rõ ràng hơn. Sau đó, các giảng viên Đại học có thể sử dụng insight này để cải thiện trải nghiệm của sinh viên và gia tăng số lượng tuyển sinh. Ví dụ, một trường học nhỏ ở Hoa Kỳ đã không đạt được mục tiêu tuyển sinh của họ suốt ba học kỳ vừa qua. Mong muốn cải thiện vấn đề này, nhóm marketing của trường đại học quyết định vẽ ra Student journey mapping để khám phá lý do tại sao số lượng tuyển sinh quá thấp.

Sau khi thực hiện lập Student journey mapping, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có một sự mất kết nối lớn giữa sinh viên mà trường nhắm đến các thông điệp marketing và những sinh viên cuối cùng thực sự ứng tuyển vào trường.

Được trang bị kiến thức này, đội ngũ marketing của trường đại học có thể điều chỉnh các thông điệp của họ, tiếp cận nhiều sinh viên tiềm năng hơn và gia tăng số lượng tuyển sinh. Nhưng đội ngũ marketing sẽ không thể làm được điều này nếu không lập Student journey mapping và xác định các điểm tương tác giữa nhà trường và sinh viên.

5 Yếu tố chính của mỗi Student journey map

Nhóm nghiên cứu Parthenon đã chia các sinh viên ra nhiều phân khúc khác nhau, dựa trên những khao khát và nguyện vọng của họ thay vì các yếu tố đơn giản như tuổi tác, giới tính,… Ví dụ: những kỳ vọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp và cầm tấm bằng cử nhân trên tay là gì. Parthenon đã nhóm các sinh viên thành sáu phân khúc hoặc persona và sẽ có một số phân khúc phổ biến hơn các phân khúc còn lại.

Một Student journey mapping thích hợp sẽ có năm yếu tố cụ thể. Bao gồm: chân dung, giai đoạn, điểm tiếp xúc, tư duy và cơ hội. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn từng yếu tố:

  • Chân dung sinh viên (Personas): Một chân dung sinh viên là một nhân vật hư cấu được tạo ra để đại diện cho một nhóm sinh viên. Chân dung sinh viên sẽ bao gồm các chi tiết về nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, v.v.) và cả chi tiết tâm lý (hy vọng, nỗi sợ hãi, mục tiêu, v.v.). Nhóm Parthenon đã nhóm các sinh viên thành sáu phân khúc hoặc chân dung trên cơ sở dựa trên những người có nguyện vọng và mục tiêu của họ sau khi tốt nghiệp.
  • Các giai đoạn (Stages): Các giai đoạn, còn được gọi là các thời kỳ, là các bước chung mà sinh viên sẽ trải qua trước và sau khi đăng ký vào một trường Đại học. Đối với hầu hết các tổ chức tổ chức giáo dục sẽ có sáu giai đoạn: khám phá, đánh giá, nộp hồ sơ, ghi danh, duy trì và trung thành.
  • Điểm tiếp xúc (Touch-points): Điểm tiếp xúc là mọi điểm tương tác giữa một tổ chức và khách hàng tiềm năng. Đối với các trường Đại học, sinh viên thường tương tác với nhà trường thông qua các trang web, kênh truyền thông xã hội, khi download các tài liệu và ứng dụng học tập cũng như các tour tham quan trường.
  • Tư duy (Mindset): Điều quan trọng là bạn cần khám phá những tư duy mà sinh viên tương lai của bạn có trước và sau khi đăng ký và đưa vào bản đồ hành trình sinh viên. Họ đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào khi nghiên cứu thông tin về trường của bạn? Điều gì làm họ phấn khích? Điều gì làm họ thất vọng?
  • Cơ hội (Opportunities): Yếu tố cuối cùng là cơ hội. Sau khi bản đồ hành trình sinh viên của bạn hoàn tất, chúng ta cần phân tích để có thể xác định trường cần cải thiện những gì. Làm thế nào để trường Đại học có thể cải thiện trải nghiệm của sinh viên và tăng số lượng tuyển sinh.

Cách tạo Student journey mapping cho mỗi trường Đại học

Giờ đây chúng ta đã có một hiểu biết tường tận về Student journey mapping là gì, tại sao nó lại quan trọng, và 5 yếu tố then chốt mà mỗi Student journey map cần. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận làm sao để tạo ra một Student journey mapping độc nhất cho trường Đại học của bạn.

Hiểu về thị trường mà bạn hướng đến

Mọi thứ bắt đầu với thị trường mà bạn hướng đến. Bạn cần có một kiến thức sâu rộng về ai là sinh viên lý tưởng – họ thích gì, không thích gì, đến từ đâu, họ mong đợi đạt được điều gì khi tham gia học tại trường Đại học. Bạn có thể biết được điều này bằng cách nghiên cứu qua nhóm sinh viên hiện tại của bạn và sử dụng thông tin khác lượm lặt được để phát triển personas sinh viên.

Khi bạn đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn có thể tạo nên personas sinh viên của riêng mình. Chúng ta nên tạo nhiều persona hơn là một bởi rất khó có khả năng là tất cả các sinh viên chỉ nhóm lại thành một nhóm duy nhất. Nhưng chúng ta cần lưu ý, mỗi cá nhân sinh viên cần Student journey mapping của riêng mình.

Vạch ra từng giai đoạn

Tiếp theo, bạn cần vạch ra các giai đoạn khác nhau mà các sinh viên tương lai của bạn sẽ trải qua trước và sau khi đăng ký vào trường đại học của bạn. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, sẽ có sáu giai đoạn chính. Chúng ta hãy cùng thảo luận từng giai đoạn một:

  • Khám phá (Discovery): Ở giai đoạn này, một sinh viên tiềm năng vừa mới biết đến trường Đại học của bạn. Hoặc có lẽ họ đã nghe về nó trước đây nhưng vừa mới nhận ra rằng các chương trình giáo dục mà trường cung cấp có thể phù hợp với họ.
  • Đánh giá (Evaluation): Một khi một sinh viên tiềm năng biết về trường Đại học của bạn, họ có thể bắt đầu nghiêm túc xem xét đến việc ứng tuyển. Trong giai đoạn này, họ có thể sẽ tiến hành rất nhiều nghiên cứu, tham khảo ý kiến từ gia đình và đánh giá nguồn lực tài chính.
  • Ứng tuyển (Application): Một sinh viên tiềm năng sẽ đạt đến giai đoạn nộp hồ sơ ứng tuyển khi họ thu hẹp phạm vi lựa chọn các trường Đại học và nộp đơn vào một số trường mà họ cảm thấy phù hợp cũng như có thể đáp ứng được những kỳ vọng mà mục tiêu của họ trong con đường học vấn.
  • Ghi danh (Enrollment): Ở giai đoạn này, sinh viên tiềm năng của bạn sẽ quyết định đến việc ghi danh thực sự. Xin chúc mừng! Nhưng hành trình sinh viên chưa kết thúc ở đây. Các giai đoạn từ đây trở đi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc duy trì sinh viên.
  • Duy trì (Retention): Mục tiêu của trường Đại học là giữ cho sinh viên luôn tương tác với trường trong toàn bộ thời gian học tập của họ. Bản đồ hành trình của sinh viên sẽ không hoàn thiện nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn ghi danh
  • Lòng trung thành (Loyalty): Cuối cùng, chúng ta có lòng trung thành. Khi một sinh viên tốt nghiệp không có nghĩa là mối quan hệ của họ với trường Đại học bị cắt đứt mãi mãi. Một chiến lược marketing đại học tốt sẽ khiến các cựu sinh viên quay trở lại nhà trường để tiếp tục học tập và tham gia các hoạt động khác.

Những giai đoạn vừa kể trên chỉ là giai đoạn chung. Bạn cần đánh giá trường Đại học của riêng mình và quyết định xem Student journey mapping có cần thêm các yếu tố nào khác hay không.

Xác định mọi điểm tiếp xúc

Hãy nhớ rằng, điểm tiếp xúc là những điểm tương tác giữa trường Đại học và sinh viên tương lai. Sinh viên thường tương tác với trường Đại học thông qua các trang web, kênh truyền thông xã hội, tài liệu học tập, thư từ email, cổng thông tin ứng dụng, v.v.

Xác định mọi điểm tiếp xúc giữa trường Đại học và sinh viên, sau đó thêm chúng vào bản đồ của bạn trong giai đoạn mà chúng phù hợp nhất. Ví dụ, điểm tiếp xúc nghiên cứu trang web rất có thể sẽ rơi vào giai đoạn Đánh giá.

Đào sâu vào mindset của viên

Đây là nơi những nỗ lực lập Student journey mapping của chúng ta thực sự bắt đầu có kết quả. Không chỉ đơn giản là biết đối tượng sinh viên mục tiêu của bạn là ai, các giai đoạn họ trải qua và từng điểm tiếp xúc giữa trường học và sinh viên, bạn cũng cần biết những gì họ nghĩ trong suốt quá trình như:

Sinh viên có thích trải nghiệm của họ với trường Đại học không? Nếu không, tại sao? Họ đang trải qua những khó khăn nào và làm thế nào bạn có thể cải thiện tương tác giữa trường với sinh viên?

Bạn có thể khám phá thêm về mindset của những sinh viên bằng cách khảo sát các sinh viên hiện tại hiện tại về quy trình đăng ký của nhà trường liệu đã tốt chưa đồng thời khảo sát các sinh viên tiềm năng đang xem xét việc nộp đơn vào nhà trường bằng cách sử dụng các công cụ phân tích trang web.

Tìm kiếm những cơ hội mới

Bây giờ Student journey mapping của chúng ta đã hoàn tất, đây là cơ hội để chúng ta cải thiện trải nghiệm của sinh viên. Chẳng hạn, nếu bạn phát hiện ra rằng các sinh viên tiềm năng thích giao tiếp và tìm hiểu kỹ hơn về nhà trường, bạn có thể thuê thêm đại diện tuyển sinh, marketing truyền thông xã hội tốt hơn và đầu tư vào chatbot.

Đồng thời, bạn có thể khám phá những điều mà trường Đại học đã thực sự làm tốt và tiếp tục duy trì các hoạt động này để tìm kiếm nhiều nhu cầu hơn.

Cải thiện số lượng ghi danh với Student journey mapping

Lập Student journey mapping là điều cần thiết nếu bạn muốn thu hút thêm sinh viên vào trường Đại học của mình và tăng cường tuyển sinh.

Source: Full Fabric