AI và data có thể cá nhân hóa giáo dục đại học như thế nào?

Tác giả: Lasse Rouhiainen

How AI and Data Could Personalize Higher Education 1

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhanh chóng chuyển đổi và cải thiện cách thức hoạt động của các ngành kinh tế như chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, năng lượng và bán lẻ. Tuy nhiên, giáo dục là ngành đặc thù hứa hẹn tiềm năng đáng kinh ngạc cho các ứng dụng công nghệ AI; và sự ra đời của trí tuệ nhân đưa tới những cơ hội và thách thức đáng kể.

Việc học tập được cá nhân hóa

Các trường cao đẳng và đại học ngày nay phải đối mặt vô vàn thách thức khi sinh viên có biểu hiện chán nản, tỷ lệ thôi học tăng cao và phương pháp giáo dục truyền thông kém hiệu quả và cố hữu cho tất cả đối tượng. Tuy nhiên khi Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) được phân tích và ứng dụng dụng hiệu quả, trải nghiệm học tập cá nhân được tạo ra và giải quyết những thách thức này.

Với trải nghiệm học tập cá nhân hóa, mỗi  sinh viên hoàn toàn tận hưởng một phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu cá nhân. Điều này trực tiếp truyền động lực cho họ và giảm khả năng thôi học. Đồng thời, cá nhân hoá giáo dục giúp các Giáo sư nắm bắt và hiểu rõ quá trình học tập của mỗi sinh viên, và nâng cao chất lượng giảng dạy. Chúng ta hình dung cá nhân hoá giáo dục như sau: Các hệ thống học tập dựa trên AI  cung cấp cho Giáo sư, giảng viên thông tin về phong cách học tập, khả năng và sự tiến bộ của sinh viên, đồng thời đề xuất cách tùy chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mỗi sinh viên. Ví dụ, một số sinh viên gặp khó khăn hoặc thách thức trong quá trình học tập và cần được kèm cặp hoặc chú ý đặc biệt để bắt kịp tiến độ. Nhiều sinh viên khác không gặp trở ngại về tư duy và có cơ hội cải thiện  từ các tài liệu học tập nâng cao hoặc bài tập bổ sung. Trong hai tình huống giả định này, hệ thống học tập bằng AI sẽ giúp  sinh viên phát huy hết tiềm năng bản thân, giảm thiểu tình trạng bỏ học bằng cách xác định các vấn đề và có giải pháp khắc phục kịp thời .

Để hệ thống học tập dựa trên AI hoạt động bình thường cần sử dụng Big Data để chỉ dẫn. Được thảo luận ở phần sau của bài viết này, dữ liệu cần được sử dụng một cách có đạo đức, và sinh viên cần được thông báo về cách dữ liệu cá nhân được chia sẻ và sử dụng bởi các thuật toán AI.

Dữ liệu cá nhân sẽ là yếu tố chính

Về lý thuyết, ứng dụng AI để cá nhân hóa phương pháp học tập nghe có vẻ là một giải pháp lý tưởng cho một số vấn đề giáo dục phổ biến nhất. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể phát huy hết tiềm năng.

Tệp lớn Dữ liệu sinh viên là yếu tố  tiên quyết  thúc đẩy quá trình cá nhân hóa học tập. Với kinh nghiệm giảng dạy tại hàng chục trường đại học khắp thế giới, tôi nhận thấy sinh viên ngày nay có ý thức bảo vệ quyền riêng tư hơn các thế hệ trước, ý thức này có thể phát sinh sau những trải nghiệm vi phạm bảo mật và bê bối dữ liệu của họ. Tuy nhiên, một tệp dữ liệu được thu thập và xử lý  quy chuẩn, an toàn và minh bạch sẽ cho phép AI được sử dụng để cải thiện hiệu quả trên mọi lĩnh vực nghiên cứu.

Một sáng kiến ​​đầy hứa hẹn theo hướng này đến từ MyData.org, một tổ chức phi lợi nhuận Quốc tế có sứ mệnh thúc đẩy quản lý thân thiện và quyền riêng tư đối với dữ liệu cá nhân. MyData.org đã trở thành một phong trào toàn cầu, cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát đối với dữ liệu cá nhân mà họ chọn chia sẻ với các hệ thống AI.

Chatbots cung cấp trợ giúp và hướng dẫn được cá nhân hóa

Gần đây, Đại học Murcia ở Tây Ban Nha bắt đầu thử nghiệm một chatbot hỗ trợ AI để trả lời các câu hỏi của sinh viên về khuôn viên trường và các lĩnh vực học tập. Khi triển khai chatbot này, ban giám hiệu của trường đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng nó có thể trả lời hơn 38.708 câu hỏi, trả lời kịp thời hơn 91% thời gian. Chatbot này không chỉ có thể cung cấp câu trả lời ngay lập tức cho sinh viên ngoài giờ làm việc, mà họ còn nhận thấy rằng điều này đã làm tăng động lực cho sinh viên. Tất cả những lợi ích này đã đạt được mà không cần phải thay đổi cơ cấu nhân viên.

Một lợi ích bổ sung của việc có chatbots tại các trường đại học để trả lời các câu hỏi của sinh viên là sẽ thu được khối lượng lớn big data liên quan đến các mối quan tâm và lĩnh vực quan tâm của sinh viên. Dữ liệu này được phân tích để giúp các trường đại học tạo ra các dịch vụ và chương trình mới nhằm cải thiện hơn nữa trải nghiệm giáo dục của sinh viên.

Một số trường đại học khác cũng đã bắt đầu thử nghiệm ứng dụng của chatbots cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà thông thường sẽ yêu cầu giáo sư hoặc giảng viên thực hiện – chẳng hạn như cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp của sinh viên. Đại học Staffordshire ở Anh và Georgia Tech ở Hoa Kỳ đã triển khai chatbot cung cấp câu trả lời 24/7 cho các câu hỏi thường gặp nhất của sinh viên.

Các thử nghiệm này đã xác nhận rằng nhiều công việc và thói quen lặp đi lặp lại có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của các hệ thống hỗ trợ AI, giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc giảng dạy hoặc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.

Để giảm bớt căng thẳng và cải thiện động lực học tập cho sinh viên, các trường đại học cũng nên xem xét giới thiệu chatbot và trợ lý ảo giúp họ cải thiện tốt hơn về tinh thần. Woebot một trong những chatbot có hỗ trợ AI được thiết kế để giúp người dùng tìm hiểu về cảm xúc của họ bằng “theo dõi tâm trạng thông minh”. Cùng lúc nhiều hệ thống y tế của trường đại học đang hoạt động hết công suất và sinh viên trải qua thời gian chờ đợi quá lâu để được tư vấn sức khỏe tinh thần thì chatbot có thể cung cấp một vài giúp đỡ ngay tức thì. Tất nhiên, việc giới thiệu một chatbot như vậy không phải là không có những rủi ro. Các trường đại học sẽ cần hết sức thận trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của sinh viên và cần người giám sát để theo dõi những lời khuyên mà chatbot đang đưa ra.

Những thách thức quan trọng

Khi các trường đại học bắt đầu áp dụng AI vào các hoạt động khác nhau đều sẽ nhận thấy rằng vẫn còn một số thách thức cần giải quyết. Điều quan trọng nhất là cách thức mà các cơ sở giáo dục có thể chuẩn bị tốt nhất cho sinh viên dựa trên công nghệ mới và nhiều công nghệ đột phá sẽ thay đổi cách mọi người làm việc.

Sinh viên phải hiểu rằng theo thời gian, các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và thường xuyên hơn sẽ được tự động hóa và thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và rô bốt. Tuy nhiên, sẽ luôn có những vị trí đòi hỏi kỹ năng sáng tạo, kỹ năng nhận thức và kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới đang thất bại khi dạy sinh viên về các loại kỹ năng không cần thiết cho sự nghiệp tương lai của họ.

Khi trí tuệ nhân tạo được áp dụng vào giáo dục, kết quả tốt nhất sẽ đến từ việc kết hợp sức mạnh của AI và khả năng của con người. Con người luôn cần thiết cho các nhiệm vụ liên quan đến giáo dục. Ví dụ, giáo viên sẽ luôn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, chúng ta không bao giờ được hạ thấp giá trị của sự tương tác giữa con người và tư duy phản biện trong lĩnh vực giáo dục.

Mặc dù các thuật toán có thể hữu ích trong việc hướng dẫn các quyết định, nhưng không phải tất cả các hoạt động giáo dục nên được điều hành bởi rô bốt và thuật toán. Thay vào đó, sự hỗ trợ được cung cấp bởi các thuật toán AI nên được tận dụng để hỗ trợ việc tạo ra môi trường học tập tối ưu. Ví dụ, các hệ thống học tập dựa trên AI sẽ là công cụ tuyệt vời để dạy các môn học dựa trên quy tắc như ngoại ngữ và toán học. Hệ thống AI có thể nâng cao đáng kể quá trình học tập bằng cách cung cấp độ chính xác cao hơn và phản hồi chính xác hơn, đồng thời cho phép sinh viên dành thời gian để lặp lại các bài tập nghiên cứu nhiều lần nếu cần. Tuy nhiên, vẫn cần giáo viên để giải thích bất cứ điều gì học sinh không hiểu, như các sắc thái và ngoại lệ đối với các quy tắc của ngôn ngữ hoặc cách áp dụng các công thức toán học để giải quyết vấn đề. Vai trò của giáo sư sẽ là hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn cho sinh viên, giúp họ hiểu những gì họ đã học được, tại sao điều đó lại quan trọng và cách áp dụng nó trong hiện thực.

Một thách thức lớn cuối cùng trong việc triển khai các công nghệ AI là giám sát việc sử dụng dữ liệu. Có những quyết định khó khăn và quan trọng sẽ cần được thực hiện ở mọi cấp độ xã hội về quyền sở hữu dữ liệu, và những yêu cầu về cách tốt nhất để sử dụng dữ liệu một cách minh bạch và có đạo đức.

Mặc dù AI mang lại nhiều phát triển sáng tạo và hiệu quả, đặc biệt khi cải thiện nền giáo dục trên toàn thế giới, nhưng chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đầu sử dụng. Vì thế, cần có thêm nhiều thử nghiệm và nghiên cứu để các công cụ AI được triển khai thành công trong các cơ sở giáo dục đại học.

Về mặt cá nhân, tôi khuyến khích nhiều nhà lãnh đạo và quản trị viên trường đại học chủ động đề ra các chương trình thí điểm để kiểm tra việc sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng kết quả và các nghĩa vụ đạo đức phải đáp ứng trong suốt quá trình thực hiện. Ngoài ra, sinh viên nên tìm hiểu về cách các thuật toán sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định trong việc thiết kế và phát triển các hệ thống AI. Trên hết, sinh viên nên được thông báo về các cách dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.

Nguồn: Harvard Business Review